Kinh tế Quần_đảo_Falkland

Stanley là trung tâm tài chính của kinh tế Quần đảo Falkland.[120]

Kinh tế Quần đảo Falkland được xếp hạng lớn thứ 222/229 thế giới theo GDP PPP (2007), và xếp hạng 10 toàn cầu về GDP (PPP) bình quân đầu người (2002).[2] Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,1% trong năm 2010, và theo tính toán lần cuối cùng vào năm 2003 thì tỷ lệ lạm phát là 1,2%.[2] Theo dữ liệu năm 2010, quần đảo có chỉ số phát triển con người ở mức cao là 0,874[3]hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập ở mức trung bình với 34,17.[121] Tiền tệ địa phương là bảng Quần đảo Falkland, được cố định với bảng Anh.[122]

Phát triển kinh tế tiến bộ nhờ bổ cấp tàu và chăn nuôi cừu lấy len chất lượng cao.[123][124] Trong thập niên 1980, mặc dù các loại sợi tổng hợp và thiếu đầu tư cho trang trại gây tổn hại đến lĩnh vực chăn nuôi cừu, song chính phủ tạo lập một dòng thu nhập lớn từ việc thiết lập một vùng đặc quyền kinh tế và bán các giấy phép ngư nghiệp cho "bất kể ai muốn đánh cá trong vùng này".[125] Kể từ khi Chiến tranh Falkland kết thúc trong năm 1982, hoạt động kinh tế của quần đảo ngày càng tập trung vào thăm dò mỏ dầu và du lịch.[126]

Đô thị cảng Stanley lấy lại vị thế trọng tâm kinh tế của quần đảo, dân số gia tăng do có những người lao động nhập cư đến từ Camp.[127] Lo ngại về việc phụ thuộc vào những giấy phép ngư nghiệp và đe dọa từ đánh bắt cá quá mức, đánh bắt cá phi pháp và biến động giá cả thị trường cá khiến cho khoan dầu ngày càng được quan tâm trong vai trò là một nguồn thu nhập thay thế; các nỗ lực thăm dò vẫn chưa giúp phát hiện "trữ lượng có thể khai thác".[120] Chính phủ Quần đảo Falkland tài trợ cho các dự án phát triển về giáo dục và thể thao, không có viện trợ từ Anh Quốc cho các lĩnh vực này.[125]

Khu vực sơ khai của nền kinh tế chiếm phần lớn tổng sản phẩm nội địa của Quần đảo Falkland, riêng ngư nghiệp đóng góp 50%-60% cho GDP hàng năm; nông nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào GDP và tạo công việc cho khoảng một phần mười dân số.[128] Hơn một phần tư số lao động phục vụ cho chính phủ Quần đảo Falkland, khiến chính phủ là chủ sử dụng lao động lớn nhất trên quần đảo.[129] Du lịch được thúc đẩy nhờ mối quan tâm ngày càng tăng đối với thám hiểm châu Nam Cực và thiết lập các đường bay thẳng kết nối với Anh Quốc và Nam Mỹ.[130][131] Du khách chủ yếu là hành khách trên tàu du lịch, họ bị thu hút từ loài hoang dã và môi trường của quần đảo, cũng như các hoạt động như câu cá và lặn khám phá tàu đắm; phần lớn dựa trên tiện nghi tại Stanley.[132][133] Các mặt hàng xuất khẩu chính của quần đảo gồm có len, da, thịt cừu, cá và mực; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm có nhiên liệu, vật liệu xây dựng và trang phục.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Falkland http://www.cancilleria.gov.ar/es/la-cuestion-de-la... http://www.umag.cl/investigacion/dpa/docs/267-a.pd... http://www.austlii.com/au/journals/AUYrBkIntLaw//1... http://www.cnn.com/2013/03/10/world/americas/falkl... http://www.falklandnews.com/M%E1%BA%A1ng http://books.google.com/books?id=x7p4AAAAMAAJ http://en.mercopress.com/2009/01/01/new-year-begin... http://en.mercopress.com/2011/03/31/falkland-islan... http://en.mercopress.com/2011/12/08/falklands-land... http://en.mercopress.com/2013/01/31/timerman-rejec...